Tọa lạc tại vị trí chiến lược của khu vực Tây Bắc, những năm qua, Lào Cai đang vươn mình mạnh mẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút sự chú ý của du khách trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở đó, đề án về Quy hoạch đồng bộ hạ tầng giao thông và phát triển đô thị Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 đã được ban hành và triển khai, mở ra bức tranh giao thông kết nối giao thương Bắc - Trung - Nam và Việt Nam - Trung Quốc. Theo đó, tỉnh Lào Cai chắc chắn sẽ trở thành điểm sáng thu hút dòng tiền đầu tư khổng lồ cả trong nước và quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, đặc biệt thị trường du lịch và bất động sản.
Lào Cai tầm nhìn 2050: Quy hoạch giao thông, trở thành "thủ phủ" thu hút đầu tư
Hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, Lào Cai đã "mạnh tay" đưa ra các chính sách đầu tư và phát triển nhằm nâng cao chất lượng đô thị và giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã trở thành nút thắt quan trọng trong hạ tầng tại Sa Pa. Dự án hoàn thiện và thông toàn tuyến với 4 làn xe, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Sa Pa chỉ còn khoảng 3 giờ, thay vì 5,5 - 6 giờ như trước đây. Nhờ vậy, du khách từ các tỉnh lân cận có thể dễ dàng di chuyển đến Sa Pa để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.
Bên cạnh đó, trong năm 2023 vừa qua, bức tranh hạ tầng giao thông Lào Cai càng thêm hoàn thiện hơn với Cầu Móng Sến, cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam nối đường cao tốc lên thành phố Sa Pa đã được thông xe ngày 2/9. Đây là cây cầu được đánh giá không chỉ giúp rút ngắn quãng đường từ Nội Bài lên Lào Cai, đảm bảo an toàn cho người dân mà còn trở thành biểu tượng mới cho du lịch Sa Pa, thu hút du khách đến tham quan và check-in.
Cầu Móng Sến - cây cầu có trụ cầu cạn cao nhất Việt Nam nối liền giao thông Nội Bài - Lào Cai
Không dừng lại ở đó, Cảng hàng không Quốc tế Sa Pa sẽ được đưa vào vận hành vào năm 2026 với công suất 3 triệu lượt khách/năm nhằm tiếp cận được với khách du lịch quốc tế và trong nước dễ dàng hơn. Khi cảng hàng không quốc tế Sa Pa đi vào hoạt động, du khách các tỉnh phía Trung - Nam có thể di chuyển đến Sa Pa thuận tiện và dễ hàng hơn. Đây là dự án mang tính chiến lược, giúp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội Lào Cai nói chung, ngành du lịch và bất động sản Sa Pa nói riêng.
Hơn nữa, cánh cửa giao thương và du lịch cũng được rộng mở hơn với dự án tuyến đường sắt nối liền Việt Nam - Trung Quốc. Với chiều dài 441 km cùng 56 cầu vượt, 11 dự án và tốc độ 160km/h, đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy giao thương và du lịch giữa hai quốc gia. Khi tuyến đường sắt này hoàn thành, Lào Cai sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng để kết nối Việt Nam với Trung Quốc, mở ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quốc gia.
Bức tranh hạ tầng giao thông đồng bộ và bài bản cùng tiềm năng du lịch to lớn đã khiến Lào Cai trở thành điểm đến đầu tư bất động sản đầy hứa hẹn.
Hạ tầng giao thông đa dạng nâng cấp tiềm lực du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa
Song song với quy hoạch hạ tầng giao thông và phát triển đô thị, mô hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp hòa mình với thiên nhiên tại Sa Pa cũng đang ngày càng được ưa chuộng, bởi lợi thế địa hình hùng vĩ, thảm thực vật đa dạng, cùng khí hậu mát mẻ quanh năm.
Trên thực tế, thị trường du lịch nghỉ dưỡng tại Sa Pa vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghỉ dưỡng 4 - 5 sao. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ phòng khách sạn 4 sao chỉ chiếm 0,6% và 5 sao chỉ chiếm 0,2%, trong khi lượng khách du lịch đến Sa Pa ngày càng tăng cao (tăng liên tục qua các năm, gấp tới 2,3 lần so với năm 2019). Đây là cơ hội rộng mở để Sa Pa trở thành điểm đến sáng giá cho các khoản đầu tư nghỉ dưỡng tựa núi, tương xứng với tốc độ đầu tư tăng trưởng chung của tỉnh.
Nắm bắt xu hướng, tận dụng thời cơ, hàng loạt ông lớn ngành bất động sản, du lịch trong nước và quốc tế đã và đang nghiên cứu đầu tư, thực hiện các dự án trọng điểm. Từ nay đến năm 2030, Sa Pa sẽ chào đón hàng loạt các dự án khách sạn nghỉ dưỡng 4 - 5 sao từ các nhà đầu tư như T&G, Bitexco, Ecopark, Sun Group, AnphaNam…
Đặt biệt, không thể bỏ lỡ đặc sản trời ban với địa hình tựa núi, hứng mây; mô hình nghỉ dưỡng kết hợp giữa thiên nhiên, bản sắc văn hóa địa phương, và kiến trúc sang trọng, tinh tế cũng là hình thức được du khách mong chờ và là thị trường tiềm năng cho các chủ đầu tư săn đón .
Trong đó, Le Zenis Boutique Mountain Resort như một mô hình kiểu mẫu, điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng không gian yên bình giữa rừng núi và sương mờ, và tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất Sapa với tầm view đắt giá thu trọn cảnh sắc Sapa trên độ cao 1410m.
Nghỉ dưỡng trên núi đang là loại hình du lịch lý tưởng bởi không gian mang đậm hơi thở vùng cao. (Nguồn: Le Zenis Boutique Mountain Resort)
Đến Sa Pa, du khách thượng lưu không chỉ tìm nơi vui chơi giải trí, mà còn mong muốn tìm chốn nghỉ ngơi tinh tế, đẳng cấp, xứng tầm thượng lưu của những chủ nhân tinh hoa thực thụ. Bởi vậy, mô hình nghỉ dưỡng như Le Zenis Boutique Mountain Resort một lần nữa được khẳng định vị thế và tiềm năng thu hút khách du lịch mạnh mẽ giữa chốn rừng cao sương mờ Sa Pa.
Sự tăng trưởng nhanh về hạ tầng, kết hợp với lợi thế du lịch đã thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội của Lào Cai được cất cánh. Với những tài nguyên sẵn có và những chiến lược phù hợp, Lào Cai hoàn toàn có thể trở thành thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc gia, quốc tế, và là điểm sáng thu hút dòng tiền đầu tư khổng lồ trong tương lai.